Chùa Thiên Phúc tọa lạc tại phường Bàng La, huyện Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Chùa Thiên Phúc là góc du lịch nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ
Chùa Thiên Phúc - Hải Phòng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Chùa Thiên Phúc tọa lạc tại phường Bàng La, huyện Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Nơi đây là góc du lịch nổi tiếng của thành phố hoa phượng đỏ, nếu như du khách đã đến Đồ Sơn thì chắc chắn sẽ không bỏ qua Chùa Thiên Phúc – một nơi cung ứng tâm linh linh nghiệm. Tại Chùa Thiên phúc hàng năm đều thu hút nhiều lượt khách vào  lễ hội được tổ chức vào 2 ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng.

Tương truyền, Chùa Thiên Phúc được khởi dựng từ kỷ nguyên văn hóa Lý Trần. Trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên (thế kỷ 13) Đức Trần Hưng Đạo đã dẫn quân đi qua khu vực này. Khi người qua đời, nhân dân địa phương đã lập nơi thờ tự tại chùa như một vị bồ tát cứu dân độ thế.

Đến thời Lê – Trịnh, được sự tham gia của đông đảo nhân dân trong vùng, các vị sư đã đứng lên tu tạo tượng Phật, làm mới Thập điện minh vương. Tòa Phật điện cao ráo, tòa ngang dãy dọc khang trang mua sắm thêm đồ thờ. Trải qua quá trình lịch sử, chùa Thiên Phúc luôn là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng làng xã , cầu cho trời yên biển lặng, cuộc sống ấm no.

Theo văn bia còn lại trong chùa thì Chùa là nơi tọa lạc của ngôi chùa ở nơi linh thiêng, hợp thuyết phong thủy: rồng chầu, hổ phục, phía trước có sóng nước dập dờn, xứng là nơi phát triển lâu dài, dân cư an lạc. Mặt chính của ngôi chùa quay hướng Tây, là hướng người ta tin rằng đây là hướng ổn định nhất, hợp với sự vận hành của âm dương.

Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Sư sãi nhà chùa cùng tham gia chăm sóc bảo vệ cách mạng, hầu hết tại các khu vực sân vườn Tòa Phật điện đều có hầm bí mật cho cán bộ kháng chiến đi về hoạt động tại các cơ quan ủy ban kháng chiến khu Tả Ngạn, ủy ban kháng chiến Hải Phòng, huyện ủy Nghi Dương… Nhiều lần giặc càn quét bắt bớ, nhưng cán bộ vẫn được nhà chùa bảo vệ an toàn.

Cổng Chùa Thiên Phúc
Cổng Chùa Thiên Phúc

Nét nổi bật xuyên suốt quá trình tồn tại của ngôi chùa chính là nơi đoàn kết, gắn bó với truyền thống yêu nước, đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân. Sự tồn tại và phát triển của ngôi chùa chính là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của nhân dân địa phương từ kỷ nguyên văn hóa Lý Trần thế kỷ 12 – 13 còn in lại dấu vết qua các địa danh Tiểu Bàng, Đại Bàng.

Hội chùa được ghi nhớ, tổ chức đều đặn hàng năm vào 2 ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng với các hoạt động khóa lễ, dâng lễ phẩm nơi cửa Tam Bảo. Cũng như nhiều ngôi chùa Việt Nam tồn tại cùng lịch sử xây dựng và phát triển làng xã địa phương, chùa Thiên Phúc luôn trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


thiet hình dáng của mũi kich thuoc cua Sao Ngũ Hoàng nhóm máu A tiền bạc cổ 3 ngấn cát sô pha Sao Hóa kỵ Hội Bạch Hạc cách xem bói nốt ruồi Ông thần tài đèn mặt bói tính cách qua cafe Tịnh tu vi Tuyệt chiêu giúp 12 cung hoàng đạo tự phong thủy cho cửa hàng kinh doanh 3 con giáp boi tinh duyen Cung Mùi mũi tên độc thái âm giẠi mà logo cà c hà ng xe p1 xem tướng mắt cung hoàng đạo nam thần xem tử vi Điểm danh những con giáp lãng mua tùng các ngày lễ tết của người khmer Phu Đài thuyet am duong Tuất tướng nói nhìn tướng đoán giàu nghèo Rước thờ thần Tài Tam mơ thấy sinh đẻ các cung mọc diem ts phong tục đón Giáng sinh lấy ân báo oán c Thiên Bình nên làm nghề gì con giáp coi trọng tình yêu cây cảnh không cần ánh sáng Sao Trực Phù top 4 Manh